Tin mới

Sáng ra ngủ dậy thấy con 3 tháng tuổi đã chết, cha mẹ kinh hoàng khi biết được nguyên nhân thật sự đằng sau

Thứ ba, 22/01/2019, 00:03 (GMT+7)

Trước ngày xảy ra sự việc cha mẹ có cho con vào ngủ cùng thế nhưng đến sáng hôm sau tỉnh dậy đã thấy con mình nằm bất động.

Trước ngày xảy ra sự việc cha mẹ có cho con vào ngủ cùng thế nhưng đến sáng hôm sau tỉnh dậy đã thấy con mình nằm bất động.

Vào sáng ngày 3 tháng 1, một bé trai hơn 3 tháng tuổi đã được đưa đến Khoa cấp cứu của Bệnh viện Phụ nữ và trẻ em thành phố Gia Hưng, tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc) mặc dù đã được bác sĩ tích cực cứu chữa nhưng đứa trẻ vẫn không thể tỉnh dậy.

 

Theo tìm hiểu các bác sĩ được biết, bố mẹ cậu bé người gốc An Huy, nhưng đến sống ở quận Nam Hồ, thành phố Gia Hưng (Trung Quốc). 

Trước ngày xảy ra sự việc đôi vợ chồng trẻ có cho con ngủ cùng nhưng vì công việc ban ngày quá mệt mỏi khiến cặp vợ chồng trẻ ngủ rất sâu, không để ý đến đứa bé.

Đến hơn 6 giờ sáng hôm sau khi tỉnh dậy mới phát hiện đứa trẻ đã bất động, sau đó gia đình vội vàng đưa đứa trẻ đến bệnh viện để cấp cứu.

Bác sĩ Bạch Tịnh, Phó Khoa nhi thuộc Bệnh viện Phụ nữ và trẻ em thành phố Gia Hưng cũng cho biết: "Các thành viên trong gia đình cũng cảm thấy rằng đứa trẻ đã không thể cứu được nhưng với một chút hy vọng, họ vẫn đưa đứa trẻ đến viện. 

Sau khi đưa đứa trẻ đến bệnh viện, chúng tôi đã hồi sức tim phổi và điều trị tích cực khác cho đứa trẻ nhưng tất cả đã quá muộn, đứa trẻ đã không tỉnh lại".

Bác sĩ Bạch nói, đứa trẻ bị hội chứng thiếu oxy trong mùa lạnh. 

Nếu giải thích từ góc độ y học, hội chứng này chủ yếu là do người lớn cho trẻ ăn mặc quá nhiều hoặc giữ cho không gian của trẻ quá ngột ngạt, bức bí với tư tưởng rằng như thế để giữ ấm cho trẻ, không để trẻ bị lạnh. 

Quan niệm này dễ dẫn đến các hiện tượng như sốt cao, sưng phù, hô hấp và tuần hoàn suy yếu, thậm chí trẻ có thể dẫn đến hôn mê…

Hội chứng thiếu oxy là một trong những trường hợp khẩn cấp phổ biến ở trẻ sơ sinh trong mùa lạnh. Tỷ lệ mắc hội chứng thiếu oxy là từ 0-4 tuổi, phổ biến hơn ở trẻ em dưới 1 tuổi, đặc biệt là trẻ sơ sinh.

Các nghiên cứu trong và ngoài nước đã chỉ ra rằng trong số trẻ em từ 0-4 tuổi, tỷ lệ trẻ mắc hội chứng thiếu oxy chiếm 10% trong đó 75,5% đến 94,3% là ở khu vực nông thôn.

Biểu hiện cụ thể của hội chứng thiếu oxy này thông thường là: Sau khi trẻ có biểu hiện thân nhiệt cao hơn bình thường kéo dài thì sẽ bắt đầu bị sốt cao hoặc sốt rất cao (thân nhiệt có thể lên đến 41℃-43℃), toàn thân trẻ đổ mồ hôi lạnh, có hiện tượng phù nước, sắc mặt trắng nhợt, tiếng thở khó, yếu ớt và không bú sữa… 

Theo thống kê, tỷ lệ tử vong do hội chứng thiếu oxy mùa lạnh là khoảng 17% - 30%. Trong các ca bệnh hồi phục trở lại thì có khoảng 12% số trẻ có thể bị di chứng nghiêm trọng như kém thông minh, bại não, động kinh.

Làm thế nào để ngăn chặn hội chứng thiếu oxy ở trẻ trong mùa lạnh?

1. Cha mẹ nên cho trẻ ngủ chung phòng với mình nhưng không chung giường như thế vừa tiện theo dõi, chăm sóc mà còn tránh được trường hợp bố mẹ bất cẩn đè gác lên bé. 

Không những vậy, lượng CO2 bố mẹ thải ra khi ngủ chung có thể càng khiến bé dễ rơi vào tình trạng thiếu oxy, cản trở sự trao đổi chất ở não, bất lợi cho sức khỏe của bé.

2. Khi trẻ ngủ, người lớn không nên đắp chăn hay quấn khăn quá nhiều, quá kín cho trẻ. 

Hội Nhi khoa của Mỹ khuyến cáo giường nằm của trẻ ngoài nệm, mền thì không cần đặt thêm quá nhiều vật dụng khác để tránh gây ảnh hưởng đến quá trình hô hấp của trẻ.

3. Điều chỉnh nhiệt độ phòng ngủ phù hợp.

4. Phải giữ thông gió phòng ngủ để đảm bảo bé không bị hội chứng thiếu oxy trong mùa lạnh, vào ban ngày cứ cách 3 – 4 tiếng, bạn nên mở cửa sổ khoảng 15 phút để trao đổi không khí tươi mới. 

Ngoài ra, bạn có thể dùng thêm máy tạo độ ẩm để cân bằng nhiệt độ và độ ẩm trong phòng của bé.

5. Sửa thói quen cho trẻ bú nằm, bé sẽ dễ ngậm vú ngay khi ngủ nên có thể phần mũi bị nghẹt, ảnh hưởng khả năng hô hấp.

6, Độ dày quần áo của bé phải phù hợp, tránh quấn bé quá chặt, chỉ cần sờ tay ấm và cơ thể không đổ mồ hôi là phù hợp.

7. Khi trẻ ra ngoài, mặc quần áo ấm là rất cần thiết, nhưng cũng phải sử dụng quần áo mềm, thoáng khí và không quấn trẻ quá chặt tránh đổ mồ hôi, khi trẻ đổ mồ hôi gặp Không khí lạnh sẽ dễ dẫn đến cảm lạnh.

Khánh Ly (Nguồn: Sohu)

Theo Helino/Trí thức trẻ

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news