Tin mới

Rằm tháng Chạp: Thời gian làm lễ cúng và những điều cần lưu ý

Thứ năm, 10/01/2019, 11:35 (GMT+7)

Rằm tháng Chạp không phải là một ngày rằm đặc biệt trong năm nhưng là ngày rằm cuối cùng của một năm do đó được nhân dân ta chuẩn bị khá kỹ lưỡng.

Rằm tháng Chạp không phải là một ngày rằm đặc biệt trong năm nhưng là ngày rằm cuối cùng của một năm do đó được nhân dân ta chuẩn bị khá kỹ lưỡng. 

Theo như truyền thống xa xưa, người Việt coi mùng 1 (Âm lịch) là ngày Sóc, còn ngày rằm (ngày 15 âm lịch hàng tháng) là ngày Vọng để tưởng nhớ đến tổ tiên.

Trong những ngày này, người ta cúng với ý nghĩa: Ngày mùng Một (ngày Sóc) là ngày khởi đầu của một tháng mới cầu điều may mắn và thành công.

Ngày rằm (ngày Vọng) có sự thông suốt của mặt trăng và mặt trời tức là trong ngày này thần thánh, tổ tiên thông thương với con người thì con người chỉ cần thật tâm cầu nguyện sẽ dễ dàng gửi được những nguyện cầu hơn.
Ngoài ra, lễ cúng này cũng thể hiện mong muốn con người được sáng suốt, đẩy lùi những thứ xấu xa trong lòng. 

Tháng Chạp còn có tên gọi khác là tháng thứ 12 âm lịch, cũng là tháng cuối cùng của một năm (năm thường) và tháng thứ 13 (nếu là năm nhuận).

Trong tháng Chạp, ngoài hai lễ cúng quan trọng là cúng Ông Công ông Táo, cúng Tết niên thì lễ cúng Rằm tháng Chạp cũng được dân gian khá coi trọng. 

Thời gian làm lễ cúng:

Rằm tháng Chạp là ngày rằm cuối cùng của một năm. Ảnh: Internet

Mọi người có thể tiến hành lễ cúng Rằm tháng Chạp vào ngày 14 hoặc 15 Âm lịch tháng Chạp. Khi cúng nên chuẩn bị những thứ sau đây trong mâm cỗ cúng rằm tháng Chạp.

Đối với nhiều gia đình, mâm cỗ cúng vào ngày Rằm tháng Chạp thường khá tươm tất. 

Nhiều người dân vào ngày Rằm tháng Chạp thường hay mua giò chả thật sớm, thậm chí còn xếp hàng chờ đến lượt ở những cửa hàng nổi tiếng. 
Ngoài ra, trên mâm cỗ cúng Rằm tháng Chạp sẽ có thêm bánh chưng, mâm cơm cúng rằm tháng Chạp thường có: Gà trống luộc, măng miến, canh măng. Ngoài ra, phật thủ, hoa cúc, hoa huệ cũng được nhiều người lựa chọn để dâng lên tổ tiên, ông bà.

Những lưu ý, kiêng kị trong rằm tháng Chạp:

Trong dịp rằm tháng Chạp, ngoài việc biện sửa lễ vật cúng rằm, tùy theo phong tục từng địa phương mà nhiều gia đình còn tiến hành làm sớ cầu an. 

Việc này được tiến hành tại chùa và gồm 7 lá sớ, mục đích cầu Bình An cho các thành viên trong gia đình. Theo nếp xưa thường khuyên trong ngày này phải giữ cho tâm hồn thanh tịnh, sạch sẽ.

Trong dân gian, nhiều người cho rằng không nên vay mượn người khác vào ngày Rằm tháng Chạp, vì việc vay tiền vào ngày này có thể trở thành khoản nợ lớn, ảnh hưởng đến vận tài lộc trong năm mới của bạn.

Văn khấn Rằm tháng Chạp chuẩn nhất: 

Văn khấn Thổ Công cùng chư vị thần khácNam mô A Di Đà Phật ! (đọc 3 lần và sau cùng lạy 3 lạy)

Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.

Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy ngài Đông thần quân.

Con kính lạy ngài Bản gia thổ địa Long mạch.

Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức tôn thần.

Con kính lạy ngài tiền hậu địa chủ tài thần.

Con kính lạy các Tôn thần cai quản trong khu vực này.
Tín chủ con là: …

Ở tại: …

Hôm nay ngày … tháng … năm … , gặp tiết rằm tháng Chạp, Tín chủ con thành tâm sắm lễ hương hoa, trà quả, kim ngân, thắp nén hương thơm, dâng lên trước án, thành tâm kính mời: ngài Kim niên đương cai Thái tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng, chư vị Đại vương, ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, ngài Bản gia Thổ địa, Long mạch tôn thần, các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức chính thần, các vị Tôn thần cai quản trong khu vực này. Con cúi xin các giáng lâm trước án, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con được cả nhà yên vui, công việc thuận lợi, tài lộc tăng tiến, tâm đạo được sáng suốt, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, kính lễ trước án, cúi xin được các các Ngài phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật! (đọc 3 lần và sau cùng lạy 3 lạy).

* Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo

Minh Di  (tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news