Tin mới

Mỗi năm lỗ 40 tỷ đồng tiền in sách giáo khoa

Thứ bảy, 22/09/2018, 08:18 (GMT+7)

Ông Hoàng Lê Bách, Tổng Giám đốc NXB Giáo dục Việt Nam cho biết, 3 năm trở lại đây, do chi phí đầu vào của  sách giáo khoa (SGK) tăng cao trong khi giá bán không đổi, NXB đã phải bù lỗ trên dưới 40 tỷ đồng mỗi năm.

Ông Hoàng Lê Bách, Tổng Giám đốc NXB Giáo dục Việt Nam cho biết, 3 năm trở lại đây, do chi phí đầu vào của sách giáo khoa (SGK) tăng cao trong khi giá bán không đổi, NXB đã phải bù lỗ trên dưới 40 tỷ đồng mỗi năm.

Báo Thanh Niên thông tin, chiều 21/9, ông Hoàng Lê Bách, Tổng giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam cho biết, do chi phí đầu vào của SGK tăng cao, trong khi giá bán không thay đổi nên dù Nhà xuất bản Giáo dục dục Việt Nam đã thực hiện nhiều biện pháp để tiết kiệm chi phí hoạt động sản xuất, kinh doanh khác, nhưng Doanh thu phát hành SGK vẫn không thể đủ bù đắp chi phí, dẫn đến hoạt động xuất bản phát hành SGK luôn bị lỗ mỗi năm trên dưới 40 tỷ đồng.

Mỗi năm lỗ 40 tỷ đồng tiền in sách giáo khoa. (Ảnh minh họa)

Điều này đã được các cơ quan kiểm toán nhà nước, thanh tra của Tổng cục thuế… kiểm tra, xác nhận và kiến nghị nhà xuất bản có giải pháp khắc phục, hạn chế việc bù đắp lỗ cho hoạt động xuất bản phát hành SGK.

Ông Bách dẫn chứng: “Báo cáo kiểm toán báo cáo tài chính, các hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước năm 2016 tại Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam” của Kiểm toán nhà nước đã xác nhận doanh thu SGK năm 2015 là 656,6 tỷ đồng; kết quả kinh doanh mảng SGK lỗ 43,8 tỷ đồng.

Về việc phản ánh “SGK thay đổi hàng năm”, ông Lê Hoàng Bách khẳng định, nội dung sách được giữ ổn định từ khi biên soạn bộ sách (2002-2008) đến nay, theo báo Dân Trí.

Ông Hoàng Lê Bách, Tổng giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam khẳng định, mỗi năm NXB bù lỗ trên dưới 40 tỷ đồng vì phát hành SGK. (Ảnh: Thanh Niên)

Lãnh đạo Nhà xuất bản GDVN đang giải thích về việc in sách giáo khoa. (Ảnh: Dân Trí)

Trong trường hợp có những thay đổi lớn về quản lý Nhà nước hoặc có những phát hiện mới trong khoa học ảnh hưởng sâu rộng cần phải điều chỉnh, Bộ GD&ĐT sẽ chỉ đạo chỉnh sửa, cập nhật nội dung SGK.

Nội dung sách giữ ổn định qua nhiều năm nên học sinh hoàn toàn có thể sử dụng lại sách cũ, theo báo Vietnamnet.

 (Tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news