Tin mới

Trung Quốc tiến hành chương trình xây dựng chưa từng có tại Trường Sa

Thứ bảy, 25/04/2015, 16:43 (GMT+7)

Chỉ trong một thời gian ngắn, Trung Quốc đã tiến hành bồi đắp, xây dựng tại hàng loạt rạn san hô ở Trường Sa, thuộc Biển Đông.

Chỉ trong một thời gian ngắn, Trung Quốc đã tiến hành bồi đắp, xây dựng tại hàng loạt rạn san hô ở Trường Sa, thuộc Biển Đông.

Các bức ảnh vệ tinh độ phân giải cao từ ngày 17/4/2015 cho thấy trong khoảng 10 tuần, Trung Quốc đã xây dựng 1 đảo trên Đá XuBi (Subi Reef) thuộc quần đảo Trường Sa. Kích thước và hình dạng tương ứng với 1 đường băng dài 3.300 m, tương tự như đường băng hiện đang được mở trên Đá Chữ Thập (Fiery Cross), một khu vực khác cũng đang bị Trung Quốc cải tạo thuộc Trường Sa.

Ảnh vệ tinh chụp Đá Xu Bi trong 2 thời điểm khác nhau

Các nhà phân tích quân sự đã quan sát thấy rằng một đường băng dài 3.300 m có thể hỗ trợ hầu như mọi loại máy bay chiến đấu và máy bay tiếp tế mà lực lượng không quân và hải quân Trung Quốc đang sở hữu.

Gần đây nhất là vào ngày 6/2/2015, chỉ 2 vị trí nhỏ của hoạt động nạo vét và bồi đắp được phát hiện tại Đá Xu Bi. Khu vực này được cả Việt Nam, Philippines, Malaysia, Đài Loan và Trung Quốc tuyên bố chủ quyền. Vào ngày 17/4/2015, khu vực bồi đắp tại Xu Bi đo được là 2,27 km vuông, ngang với hòn đảo được bồi đắp nhanh chóng tại Đá Chữ Thập, được đánh giá là khoảng 2,65 km vuông.

Hình ảnh Đá Xu Bi được bồi đắp chụp vào sáng 17/4/2015

Một sự khác biệt đáng chú ý giữa việc xây dựng của Trung Quốc tại Đá Chữ thập so với Xu Bi đó là Chữ Thập có một cảng mới kích cỡ khá lớn cũng như đường băng/đường xe taxi đang được xây dựng. Không có cảng hải quân nào có tầm cỡ được nhìn thấy trong ảnh chụp mới nhất của Xu Bi. Tuy nhiên, phía nam của rạn san hô này, người ta có thể nhìn thấy một con kênh đang được mở rộng và gần hoàn thành sẽ cùng với rạn san hô tạo thành một cảng bảo vệ đúng nghĩa. Ngoài ra, việc mở rộng bồi đắp tại điểm cực nam của Xu Bi có thể nhằm tạo ra những cảng biển.

 

Đá Chữ Thập được chụp ở 4 thời điểm khác nhau cho thấy sự bồi đắp, xây dựng nhanh đến chóng mặt

Đá Vành Khăn (Mischief Reef) tại quần đảo Trường Sa cũng là vị trí được Trung Quốc khai hoang nhanh chóng. Khu vực đã được lấp đầy cát và san hô, tạo thành một đảo nhân tạo có diện tích xấp xỉ 2,42 km vuông vào ngày 13/4/2015. Cách đây vài tháng, nơi đây hầu như không có gì nổi lên trên mặt nước. Ảnh vệ tinh cho thấy tối thiểu có 23 tàu hút bùn đang hoạt động tại Vành Khăn vào ngày 13/4 cùng với ít nhất 2 chục tàu xây dựng tại khu vực này. Trong ảnh vệ tinh ngày hôm đó còn có 28 xe trộn bê tông cùng hàng chục máy xúc.

Đá Vành Khăn hoàn toàn sáng hơn vào ngày 13/4/2015

Trung Quốc đang mở rộng việc bồi đắp tại viền phía bắc của Đá Vành Khăn cùng với một phần tương đối thẳng của rạn san hô ngập nước với kích thước lớn có thể hỗ trợ một đường băng dài hơn 3.000 m. Hình ảnh ở rìa phía tây của Đá Vành Khăn cho thấy một khu vực rộng lớn đã được lấp đầy hoàn toàn chỉ trong 8 tuần.

Rìa phía bắc của Đá Vành Khăn ngày 13/4/2015

 

Rìa phía tây nam của Đá Vành Khăn ngày 13/4/2015

Xu Bi, Vành Khăn và Chữ Thập là 3 trong số ít nhất 7 rạn san hô thuộc quần đảo Trường Sa đã bị Trung Quốc bồi đắp và đang có khả năng được trang bị để phục vụ cho các mục đích quân sự tự nhiên.

Sự cải tạo điên cuồng của Trung Quốc tại Trường Sa là minh chứng cho thấy Bắc Kinh đang muốn thực hiện tham vọng bành trướng của mình. Kết quả là dấu chân của quân đội Trung Quốc sẽ được mở rộng, áp đảo chủ quyền của các nước yếu hơn.

Bảo Linh (tin tức The Diplomat)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news