Tin mới

Phổ Nghi cuối đời tiết lộ lý do lãnh cung trong Tử Cấm Thành bị niêm phong

Thứ sáu, 17/08/2018, 09:55 (GMT+7)

Ngay cả khi Cố Cung đã trở thành địa điểm tham quan du lịch thì lãnh cung ở nơi đây vẫn không được mở cửa đón tiếp du khách. Đâu là lý do?

Ngay cả khi Cố Cung đã trở thành địa điểm tham quan du lịch thì lãnh cung ở nơi đây vẫn không được mở cửa đón tiếp du khách. Đâu là lý do?

Tử Cấm Thành còn được biết tới với tên gọi Cố Cung, là hoàng cung của triều đình phong kiến thời Minh - Thanh.

Công trình kiến trúc này được xây dựng dưới thời của Minh Thành Tổ Chu Đệ, từng là nơi ở của tổng cộng 24 vị Hoàng đế, cho tới nay đã có tuổi đời gần 600 năm.

Tử Cấm Thành có diện tích lên đến 720.000 mét vuông, sở hữu 9.999 gian phòng. Mỗi cung điện, gian phòng thuộc nơi đây đều khoác lên mình vẻ uy nghi, bí ẩn, cũng được bao phủ bởi không ít giai thoại và truyền thuyết ly kỳ.

Tương truyền rằng, trong số gần mười ngàn gian phòng ở Tử Cấm Thành, nơi gây ra nhiều nỗi ám ảnh nhất cho những người trong hoàng cung năm xưa chính là Lãnh cung.

Điều đặc biệt còn nằm ở chỗ, ngay cả khi Cố Cung đã trở thành điểm du lịch thì lãnh cung vẫn không được mở cửa tham quan.

Phải chăng bên trong địa điểm gây ám ảnh này có ẩn chứa một bí mật không thể tiết lộ cho hậu thế?

Phổ Nghi cuối đời tiết lộ lý do lãnh cung trong Tử Cấm Thành bị niêm phong - Ảnh 1.

Lãnh cung trong Tử Cấm Thành cho tới ngày nay vẫn không mở cửa tiếp du khách tham quan. (Ảnh minh họa: Nguồn Internet).

Sự thật về lãnh cung: Khác xa so với tưởng tượng của hậu thế

Lãnh cung là một địa điểm quen thuộc thường xuất hiện trong các bộ phim cổ trang. Đây vốn là nơi mà các phi tử thất sủng hoặc phạm tội bị đày đến.

Một khi sa chân vào nơi này, vị phi tần ấy khó có cơ hội đắc sủng lần nữa, thậm chí còn có thể chết thảm ở nơi này.

Cũng bởi vậy mà từ xưa tới nay, nhiều người thường nảy sinh "ảo giác" với lãnh cung, coi đó là mảnh đất nhiều âm khí, không may mắn.

Nhưng đó chỉ là lãnh cung được tái hiện trên phim ảnh. Vậy liệu rằng địa điểm này có thực sự tồn tại bên trong Tử Cấm Thành hay không?

Câu trả lời chắc chắn là có! Tuy nhiên lãnh cung ngoài đời thực lại khác xa so với những tưởng tượng của hậu thế.

Phổ Nghi cuối đời tiết lộ lý do lãnh cung trong Tử Cấm Thành bị niêm phong - Ảnh 2.

Lãnh cung ngoài đời thực hoàn toàn khác xa so với tưởng tượng của hậu thế. (Ảnh minh họa: Nguồn Internet).

Theo ghi chép của các nguồn sử liệu, Cố Cung không xây dựng lãnh cung tại một địa điểm cố định nào.

Lãnh cung bên trong Tử Cấm Thành chỉ đơn giản là một căn phòng tối dùng để giam lỏng hậu phi, vị trí cụ thể cũng thay đổi qua mỗi đời vua.

Những năm dưới thời Minh Hy Tông, Thành phi Lý Thị từng bị giam vào lãnh cung. Bấy giờ, lãnh cung nằm ở gian phòng phía tây Ngự Hoa Viên. Nhưng tới thời Quang Tự, Trân Phi lại bị giam vào lãnh cung ở phía bắc thuộc Các Cảnh Kỳ.

Như vậy, không khó để nhận thấy vào mỗi đời vua khác nhau, vị trí của lãnh cung cũng có sự thay đổi.

Đâu là lý do khiến lãnh cung không được mở cửa cho khách tham quan?

Tử Cấm Thành xưa kia chính là nơi ở của Hoàng đế, người bình thường khó có cơ hội tiến vào. Ngay cả khi được triệu vào, họ cũng không được phép đi lung tung ở nơi vốn là trọng địa của hoàng gia.

Chính vì vậy, hiểu biết của bách tính xưa kia về hoàng cung vốn rất ít, mà những thông tin về lãnh cung lại càng thêm khan hiếm.

Sau này, Cố Cung được mở cửa công khai và trở thành điểm du lịch cho du khách tự do tham quan.

Tuy nhiên, một số địa điểm trong hoàng cung khổng lồ này vẫn bị niêm phong để tránh gây ra những tin đồn thất thiệt. Lãnh cung chính là một trong số đó.

Phổ Nghi cuối đời tiết lộ lý do lãnh cung trong Tử Cấm Thành bị niêm phong - Ảnh 3.

Lãnh cung trong Tử Cấm Thành cho tới ngày nay vẫn "cửa đóng then cài", không tiếp du khách tham quan. (Ảnh minh họa: Nguồn Internet).

Nơi đây vốn được dùng để giam lỏng phi tần, thậm chí từng chứng kiến không ít cái chết của những cung phi bị thất sủng. Vì thế, từ thời xa xưa vốn đã có nhiều giai thoại ly kỳ, ghê rợn xoay quanh lãnh cung.

Phải chăng việc lãnh cung không được mở cửa cho du khách tham quan cũng liên quan tới những lý do tâm linh như nhiều người vẫn truyền miệng?

Thực ra không phải như vậy!

Trước đây, cũng có không ít người đặt ra nghi vấn về việc tại sao lãnh cung không được mở cửa đón khách du lịch.

Phải tới khi vị Hoàng đế cuối cùng của nhà Thanh là Phổ Nghi đã xuất bản cuốn sách "Nửa đời trước của tôi" vào những năm cuối đời mình, hậu thế mới tìm ra câu trả lời chính xác cho nghi vấn ấy.

Phổ Nghi cuối đời tiết lộ lý do lãnh cung trong Tử Cấm Thành bị niêm phong - Ảnh 4.

Phổ Nghi là thành viên hoàng tộc đầu tiên và duy nhất lên tiếng về việc niêm phong lãnh cung. (Ảnh: Nguồn Baike).

Theo lời giải thích của Phổ Nghi, lãnh cung bên trong Tử Cấm Thành đều là những nơi hết sức đổ nát.

Khi chế độ phong kiến còn tồn tại, địa điểm này vốn đã không được Hoàng đế để tâm hay chú ý. 

Hơn nữa, tới cuối thời nhà Thanh, quốc khố thiếu hụt, hoàng cung lại quá rộng lớn, triều đình hoàn toàn không muốn phí hoài tiền bạc cho việc tu bổ lãnh cung.

Trải qua nhiều biến động của lịch sử, lãnh cung bên trong Tử Cấm Thành vốn đã hoang tàn lại càng trở nên cũ kỹ, đổ nát.

Phổ Nghi cuối đời tiết lộ lý do lãnh cung trong Tử Cấm Thành bị niêm phong - Ảnh 5.

Việc lãnh cung không được trở thành điểm tham quan bắt nguồn từ cơ sở vật chất xuống cấp trầm trọng tại những nơi này. (Ảnh minh họa: Nguồn Internet).

Đối với lý giải của Phổ Nghi, Chủ nhiệm Viện Bảo tàng Cố Cung cũng từng đưa ra ý kiến tương tự.

Theo đó, lãnh cung không có nhiều giá trị tham quan, hơn nữa đã rất tàn tạ, việc tu bổ lại vô cùng phức tạp và tốn kém.

Vì không được tu sửa suốt nhiều năm, lãnh cung đã trở thành một địa điểm thiếu an toàn, nếu tham quan có thể đe dọa tới tính mạng của du khách.

Đây mới chính xác là lý do khiến lãnh cung cho tới hiện tại vẫn là địa điểm bị niêm phong và không mở cửa cho du khách, chứ không phải do âm khí quá nặng như nhiều người vẫn nghĩ.

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news