Tin mới

NSƯT Tố Nga: Lắng nghe "ca từ" và "cốt truyện" để “cảm” hơn ca khúc trữ tình dân ca

Thứ năm, 21/04/2016, 11:35 (GMT+7)

NSƯT Tố Nga, ca sĩ thành danh với dòng nhạc trữ tình dân ca Việt Nam, đã có những chia sẻ đầy ý nghĩa với độc giả về cách nghe, cách “cảm” một ca khúc thuộc thể loại trữ tình mang âm hưởng dân ca.

NSƯT Tố Nga, ca sĩ thành danh với dòng nhạc trữ tình dân ca Việt Nam, đã có những chia sẻ đầy ý nghĩa với độc giả về cách nghe, cách “cảm” một ca khúc thuộc thể loại trữ tình mang âm hưởng dân ca.

Những ca khúc thuộc dòng nhạc trữ tình, mang âm hưởng dân ca, dễ chinh phục lòng người bởi ca từ và giai điệu sâu lắng. Những tác phẩm thuộc dòng nhạc này thường có sức sống rất lâu trong lòng người yêu nhạc như: Mời anh về Hà Tĩnh, Cánh võng mẹ ru, Dòng sông đa tình, Câu đợi câu chờ...

Tuy nhiên, để nghe và cảm thụ được trọn vẹn hơn một ca khúc trữ tình, dân ca, người nghe cần trang bị cho mình những thông tin, kiến thức cần thiết.

Là ca sỹ có nhiều năm kinh nghiệm, uy tín trong dòng nhạc trữ tình, dân ca, NSƯT Tố Nga đã chia sẻ, hướng dẫn người nghe cách tiếp cận, thưởng thức một bản nhạc dân ca trữ tình.

Nên ưu tiên nghe phần “lời” hơn một chút so với phần nhạc

Một tác phẩm âm nhạc thường được chia thành hai phần: phần lời và phần nhạc. Ca khúc thuộc dòng nhạc trữ tình dân ca cũng vậy! Do đó, khi nói tới một tác phẩm hay, phải bao gồm “cái hay” của cả hai yếu tố. Hay phần nhạc. Hay phần lời.

Dân ca nói chung, dân ca cổ Nghệ Tĩnh nói riêng, đa phần xuất thân từ ca dao, do đó, nó luôn mang “chất” thơ, nên theo quan điểm của NSƯT Tố Nga, khi nghe, chúng ta nên ưu tiên nghe phần lời hơn một chút để “cảm” được “chất” thơ đó.

NSƯT Tố Nga say sưa hát trên sân khấu.

Thêm vào đó, người ca sỹ theo dòng nhạc trữ tình dân ca, trước khi trình bày một tác phẩm, thường phải tìm hiểu kỹ, để cảm nhận được đầy đủ hàm ý chất chưa trong lời thơ, ý văn của ca khúc, nhằm khám phá cái hay, cái đẹp. Khi đó, cất tiếng hát, sẽ biết cách nhấn nhá, luyến láy, biểu cảm, lên cao, xuống thấp, bay bổng, thăng hoa hơn cùng lời ca, nốt nhạc. Ưu tiên lắng nghe phần ca từ, cũng là nhằm cảm thụ, nhận xét, đánh giá được “cái hay” mà ca sỹ đó muốn truyền tải tới người nghe thông qua cách trình bày.

Ngoài ra, theo NSƯT Tố Nga: "Bởi trong thơ đã có nhạc, một bài ca dao hay một bài thơ lục bát hay đã có nhịp bằng, trắc rất nhịp nhàng. Nên ca khúc có âm điệu đẹp là có sự uyển chuyển của lời thơ. Cách vận dụng chất liệu dân gian trong ca khúc nếu có được giai điệu đẹp, âm điệu đẹp là phải hợp với nhịp thơ, và câu từ."

“Cảm” dòng nhạc trữ tình dân ca thông qua việc chủ động “nghe có ý thức” để nắm được bố cục, cốt truyện của ca khúc

Khi thưởng thức một bài hát, ngoài cách tiếp cận giữa phần lời và phần nhạc

Tố Nga là người con sinh ra và lớn lên tại Hà Tĩnh, mảnh đất miền Trung đầy nắng và gió, nhưng rất giàu truyền thống văn hóa.

Từ bé, Tố Nga đã được nghe mẹ, bà ươm mầm tâm hồn bằng những câu hát ru Ví, Giặm ân tình. Dân ca đã ngấm vào máu người NSƯT này từ lúc nào không hay. Ở địa phương lúc đó, “cô ca sỹ nhí” Tố Nga nổi lên như một “ngôi sao”, năng nổ tham gia sinh hoạt văn hóa, văn nghệ. Thời gian đi học, cho đến khi hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp, dòng nhạc sở trường mà cô đeo đuổi vẫn luôn là dân ca.

NSƯT Tố Nga tâm đắc với một câu nói rằng: “Người dân xứ Nghệ được nuôi dưỡng bởi hai dòng sữa, một là dòng sữa mẹ được chắt chiu từ lúa, ngô, khoai, sắn và dòng sữa kia là câu dân ca Ví, giặm ân tình”. 

NSƯT Tố Nga từng giành được nhiều giải thưởng cao trong các kỳ liên hoan ca nhạc: Huy chương vàng hội diễn học sinh, sinh viên chuyên nghiệp toàn quốc; Huy chương vàng liên hoan tiếng hát miền Trung tại Nha Trang; Huy chương vàng tiếng hát Làng Sen tại Nghệ An... 

trong sự ưu tiên hơn một chút đối với phần lời, người nghe cần tập trung lắng “nghe có ý thức” để hiểu thêm về cấu trúc, nhằm nắm bắt được nội dung tổng thể của ca khúc đó.

Mỗi thể loại nhạc sẽ có những cấu trúc khác nhau. Xét về dòng nhạc dân gian,

NSƯT Tố Nga cho biết, cấu trúc bài hát tạm được chia thành hai phần, phần dân ca tự sự và phần dân ca phát triển. Tại phần dân ca tự sự, bài hát thường được cấu trúc với chất liệu dân gian, còn phần dân ca phát triển, thường là điệp khúc với chất liệu dân gian được phát triển cao hơn, sáng hơn. Từ lời ca, ý nhạc, hòa âm, phối khí và cách trình bày của ca sỹ cũng thường luôn tuân thủ quy tắc có tính đặc thù ấy. Một bài nhạc có cấu trúc hay là có sự hài hòa giữa lời thơ và âm nhạc, có chia các phần cụ thể và cốt truyện rõ ràng.

Nắm bắt được bố cục, cấu trúc này, người nghe sẽ có thêm kiến thức để “cảm” và có thể phần nào đó đánh giá được tốt hơn cái hay, cái được, cái hạn chế của ca khúc, của ca sỹ, của nhạc sỹ đã hòa âm, phối khí bản nhạc trữ tình, dân ca.

Ca sĩ, NSƯT Tố Nga bật mí thêm, mỗi tác phẩm dân gian thường được người nghệ sĩ đưa thêm những câu ví giặm lời cổ vào đầu, tức là phần dân ca tự sự, để tăng thêm chất thơ, sự ngọt ngào. Ví dụ trong khi trình bày bài hát "Giận mà thương" của nhạc sĩ Trần Hoàn, NSƯT Tố Nga có đưa thêm câu hát ví đầu tiên là:

“Người ơi, một lời thề không duyên thì nợ

Hai lời thề không vợ thì chồng

Ba lời thề khơi núi ngăn sông

Em quyết theo anh cho trọn đạo

Kẻo luống công anh đợi chờ…”

Như vậy, theo quan điểm của NSƯT Tố Nga, khi tiếp cận và thưởng thức một bài hát thuộc dòng nhạc trữ tình dân ca, chúng ta nên ưu tiên nghe phần lời trước, tiếp đến phần nhạc. Ngoài ra, để cảm thụ được đầy đủ hơn, sâu lắng hơn, người nghe nên lắng nghe một cách chủ động để hiểu và thẩm thấu thêm về bố cục, hay “cốt truyện” của một bản dân ca.

Ca sỹ là nguời phải nỗ lực tìm hiểu ca từ, giai điệu để đến gần hơn với công chúng. Ngược lại, người nghe cũng cần tìm hiểu về nội dung, ca từ, bố cục để hiểu được giá trị mà người thể hiện muốn truyền đạt.

NSƯT Tố Nga trong lần giao lưu, chia sẻ cùng đồng bào bị lũ lụt tại Hà Tĩnh

Thay lời độc giả cảm ơn những chia sẻ của NSƯT Tố Nga, người viết Chúc NSƯT Tố Nga, người con của đất Mẹ dân ca Hà Tĩnh, tiếp tục gặp hái được nhiều thành công hơn nữa trên con đường nghệ thuật mà mình đã lựa chọn.

Quốc Huy

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news