Tin mới

Khai quật tu viện cũ nát, tình cờ phát hiện kho báu bị chôn vùi 850 năm

Thứ năm, 23/11/2017, 16:14 (GMT+7)

Vào giữa tháng 9/2017, một kho báu lớn đã được tìm thấy tại tu viện Cluny ở Saône-et-Loire, Pháp.

Vào giữa tháng 9/2017, một kho báu lớn đã được tìm thấy tại tu viện Cluny ở Saône-et-Loire, Pháp.

Anne Baud - một nhà nghiên cứu thuộc trường ĐH Lumière Lyon 2 và Anne Flammin - một kỹ sư thuộc Phòng thí nghiệm Khảo cổ, dẫn đầu cuộc điều tra khảo cổ: Khai quật trong tu viện Cluny.

Đây là một khám phá đặc biệt tại một trong những tu viện lớn nhất của Tây Âu trong thời Trung Cổ. dường như đã được chôn cất ở đây trong 850 năm.

Khai quật tu viện cũ nát, tình cờ phát hiện kho báu bị chôn vùi 850 năm - Ảnh 1.

Những đồng xu vàng.

Tại hiện trường, nhóm nghiên cứu do Anne Baud và Anne Flammin đứng đầu, bao gồm cả sinh viên của trường ĐH Lumière Lyon 2, phát hiện ra một bao gồm:

- Hơn 2.200 đồng denier và obole bạc (chủ yếu là đúc tại tu viện Cluny và có niên đại nửa đầu của thế kỷ 12) đựng trong một túi vải. Trong đồng xu bạc được xâu lại với nhau gọn gàng. (Đồng denier, đọc là đồng đơniê, tiền Pháp, bằng một phần mười hai xu).

Khai quật tu viện cũ nát, tình cờ phát hiện kho báu bị chôn vùi 850 năm - Ảnh 2.

Bọc đồng xu dinar.

- 21 đồng dinar bạc Hồi giáo, niên đại vào năm 1121 và 1131 ở Tây Ban Nha và Ma rốc, dưới thời vua Ali ibn Yusuf (1106-1143), thuộc triều đại Berber Almoravid.

- Một chiếc nhẫn bằng vàng với hình chạm trổ màu đỏ tượng trưng cho bức tượng bán thân vị thần và một bản khắc có thể cùng niên đại với chiếc nhẫn vào nửa đầu thế kỷ 12

Khai quật tu viện cũ nát, tình cờ phát hiện kho báu bị chôn vùi 850 năm - Ảnh 3.

Chiếc nhẫn vàng có hình chạm khắc đỏ.

- Một tờ vàng lá nặng 24g được gấp và cất trong hộp.

- Một vòng tròn nhỏ bằng vàng.

Vincent Borrel – một nghiên cứu sinh tiến sĩ Khảo cổ học và Triết học phương Đông và phương Tây của tổ chức nghiên cứu thuộc AOROC, đang nghiên cứu chi tiết hơn để xác định niên đại chính xác hơn.

Vào thời Trung Cổ, người ta dùng nhẫn để chứng thực, ví dụ như: niêm phong kho bạc, túi tiền và thư tín. Nên mới thấy chiếc nhẫn bên cạnh những đồng xu.

Vào thời điểm đó, đồng denier bạc chi phối tiền tệ phương Tây. Tiền vàng được dành cho các giao dịch hiếm hoi.

2.200 đồng denier bạc trong tu viện Cluny có thể được dùng mua bán hàng ngày. Đây là kho chứa lớn nhất đồng tiền này.

Thực tế là đồng tiền Ả rập denier bạc và chiếc nhẫn được xâu với nhau làm cho khám phá này càng thú vị hơn.

Phát hiện này mở ra hướng mới trong việc nghiên cứu sâu lịch sử tu viện - một di tích lịch sử được mở cửa đón khách tham quan do Trung tâm Bảo tàng Quốc gia Pháp quản lý.

Nguồn bài và ảnh: Ancient Origins

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news