Tin mới

Bộ Y tế cấp phép nhập vắc xin 6 trong 1 thế hệ mới vào Việt Nam

Thứ hai, 18/06/2018, 14:18 (GMT+7)

Lần đầu tiên vắc xin dưới dạng hỗn hợp bơm sẵn trong kim tiêm Hexaxim thế hệ mới của Sanofi Pasteur phòng 6 bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, bại liệt và Hib vừa được Bộ Y tế cấp phép và đưa vào tiêm tại Hệ thống tiêm chủng VNVC.

Lần đầu tiên vắc xin dưới dạng hỗn hợp bơm sẵn trong kim tiêm Hexaxim thế hệ mới của Sanofi Pasteur phòng 6 bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, bại liệt và Hib vừa được Bộ Y tế cấp phép và đưa vào tiêm tại Hệ thống tiêm chủng VNVC.

Tuổi TrẻDân Trí đưa tin cho hay phát biểu tại buổi ra mắt vắc xin 6 trong 1 thế hệ mới Hexaxim, PGS.TS Trần Đắc Phu - Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, bộ Y tế cho biết vắc xin này được lưu hành từ năm 2013. 

Trước khi về Việt Nam, vắc xin này đã được kiểm nghiệm lâm sàng và được Bộ Y tế cấp phép.

Lễ ra mắt sản phẩm vắc -xin 6 trong 1. Ảnh: Dân Trí

Vắc xin Hexaxim đã thử nghiệm lâm sàng trên 345 trẻ từ 34 đến 91 ngày tuổi.
Cũng theo ông Phu, hiện Việt Nam đang lưu hành gần 30 loại vắc xin. Bộ Y tế luôn mong muốn người dân Việt nói chung và trẻ em Việt nói riêng ngày càng được sử dụng nhiều loại vắc xin phòng bệnh. 

PGS.TS Trần Đắc Phu cho biết hiện Chương trình tiêm chủng mở rộng vẫn đang sử dụng vắc xin 5 trong 1 toàn tế bào (phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm phổi/màng não do vi khuẩn Hib) để tiêm cho trẻ.

So với vắc-xin 6 trong 1 thế hệ mới, vắc-xin 5 trong 1 toàn tế bào thường có phản ứng nhẹ sau tiêm như sốt, đau tại chỗ tiêm cao hơn, tuy nhiên những phản ứng nặng (nếu có), cả hai loại vắc-xin có tỷ lệ như nhau.

Vắc xin Hexaxim hiện được cấp phép lưu hành trên 131 Quốc gia trên thế giới với hơn 50 triệu liều đã được tiêu thụ. Tại Việt Nam, Hệ thống tiêm chủng VNVC chính thức trở thành nơi đầu tiên cung cấp vắc xin Hexaxim 6 trong 1 tại Việt Nam.

TS Phạm Văn Hùng, Phó Viện trưởng Viện Kiểm định Quốc gia vắc xin và sinh phẩm Y tế cho rằng, trong bối cảnh dịch bệnh có nhiều biến đổi phức tạp, nhiều loại vắc xin phối hợp như 5 trong 1 và 6 trong 1 nhập về Việt Nam luôn trong tình trạng “cung không đủ cầu” thì sự ra đời của vắc xin 6 trong 1 Hexaxim từ nhà sản xuất Sanofi Pasteur được xem là tín hiệu đáng mừng cho thị trường vắc xin thế giới nói chung và trong nước nói riêng.

Hexaxim 6 trong 1 đã được chứng minh về sự an toàn và tính dung nạp. Các nghiên cứu của Hexaxim với các vắc xin 6 trong 1 khác thì Hexaxim không có sự khác biệt nhiều về phản ứng phụ toàn thân và tại chỗ, đồng thời không có tác dụng phụ nghiêm trọng xảy ra trong vòng 30 ngày và 6 tháng sau khi tiêm. Với sự đơn giản và tiện dụng, vắc xin Hexaxim 6 trong 1 giúp giảm 50% thời gian chuẩn bị trước khi tiêm.

Ông Thomas Gaudry, Trưởng văn phòng đại diện Sanofi Pasteur tại Việt Nam cho biết, vắc xin Hexaxim là là vắc xin thế hệ mới và là phát minh mới nhất của Sanofi Paster trong vắc xin phối hợp dành cho trẻ nhỏ , đồng thời là vắc xin duy nhất của Việt Nam hiện nay có dạng bào chế không phải hoàn nguyên và được đóng sẵn trong bơm tiêm vì sẽ giảm được tỷ lệ nhiễm khuẩn, nhiễm trùng khi tiêm cho trẻ.

Theo ông Thomas Gaudry - trưởng văn phòng đại diện Công ty Sanofi Pasteur Việt Nam, Hexaxim là một văcxin thế hệ mới với dạng bào chế đã được đóng sẵn trong một bơm tiêm.

Vắc xin này sẽ giảm nhiều những nguy cơ có thể mắc phải trong tiêm chủng cũng như việc bị nhiễm khuẩn trong quá trình tiêm chủng. Hexaxim đã được chứng minh về hiệu quả cũng như tính an toàn của văcxin trong hơn 23 nghiên cứu lâm sàng được thực hiện ở các quốc gia trên thế giới.

Trước khi được đưa vào sử dụng tại Việt Nam, công ty cũng đã thực hiện một nghiên cứu lâm sàng để chứng minh tính an toàn và hiệu quả của văcxin trên trẻ em Việt Nam. Hexaxim đã được cấp phép lưu hành trên 113 quốc gia trên thế giới và đã có hơn 50 triệu liều được sử dụng rộng rãi cho trẻ em trên toàn thế giới.

Cục trưởng Cục Y tế dự phòng đề nghị Công ty Sanofi Pasteur cam kết cung ứng đủ văcxin cho người dân, tránh những lần gián đoạn văcxin không cần thiết, ảnh hưởng đến việc cung cấp văcxin cho trẻ em. Ông Phu cũng cho biết trong thời gian tới, loại vắc xin thế hệ mới này sẽ tiếp tục có mặt tại các nhà cung cấp dịch vụ khác.

Minh Di (tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news