Tin mới

Bí kíp bỏ túi khi đi sửa iPhone không lo bị chặt chém

Thứ tư, 05/07/2017, 09:18 (GMT+7)

Việc sử dụng iPhone có thể gặp sự cố bất cứ lúc nào, nếu không đủ điều kiện mua một chiếc mới, bạn phải tìm đến các cửa hàng để sửa chữa. Dưới đây là một số lưu ý khi đi sửa iPhone để trách bị "chặt chém".

Việc sử dụng iPhone có thể gặp sự cố bất cứ lúc nào, nếu không đủ điều kiện mua một chiếc mới, bạn phải tìm đến các cửa hàng để sửa chữa. Dưới đây là một số lưu ý khi đi sửa iPhone để trách bị "chặt chém".

Linh kiện thay thế trên thị trường có rất nhiều loại, mỗi loại có 1 mức giá khác nhau. Về cơ bản được chia làm 2 loại chính là zin và linh kiện. Nhưng chất lượng có đi cùng với giá tiền hay không? Giá cao có chắc là sẽ mua được hàng tốt, hay chỉ do thương gia đẩy giá?

 

Khi một chiếc Smartphone của bạn bị hỏng linh kiện như màn hình, camera,... thường sẽ tìm đến một cửa hàng nhờ thợ kiểm tra và sửa chữa, thay thế với một câu cam kết như: hàng zin, zin tháo máy,...

Nhưng mấy ai đủ khả năng để phân biệt có phải hàng zin, hàng tốt hay không, hay có thể định giá được để không bị mua lầm linh kiện quá đắt?

Với hàng linh kiện zin, số lượng thực tế thường ít, cũng như giá tiền cao hơn, loại này được giới thợ sửa chữa ưa chuộng (chủ yếu là màn hình, vì đây là linh kiện có giá nhất trên một chiếc smartphone ngày nay). Khi thay thế sẽ có chất lượng tốt và khó hư hỏng hơn.

 

Nhiều cửa hàng vẫn thu gom hàng và các con buôn nhỏ lẻ cũng săn "hàng xác, hàng lỗi" để gom linh kiện bán cho người dùng. Thông thường, thợ thường thu nguyên máy rồi rã xác bán cho dân cửa hàng thay thế, giá mua vào nguyên máy chết main hoặc máy iCloud cũng tương đối mềm.

Ví dụ iphone 6 dính tài khoản iCloud có mức giá khoảng 1 - 1,2 triệu bao gồm màn hình zin: 600 nghìn, main iCloud khoảng 300 nghìn, nguyên cụm dưới để lấy linh kiện khoảng 300 nghìn. Và khi thay thế cho khách lẻ, mức giá bán có thể gấp đôi giá nhập.

Còn hàng linh kiện có chất lượng kém hơn về mặt hiển thị và cảm ứng, nên thợ và cửa hàng lớn có tên tuổi ít khi nào dám sử dụng cho khách, rất dễ mất uy tín vì phải bảo hành sau 1 thời gian sử dụng ngắn.

Với trình độ chế tạo, bắt chước nhanh của Trung Quốc, một số loại màn hình linh kiện cũng có đầy đủ tính năng cũng như hiển thị tương đối gần như zin nhưng độ bền thì không bằng, nhiều thương gia nhập về để giảm giá thành sản phẩm.

 

Lấy ví dụ một chiếc màn hình zin của iPhone 6s trên thị trường có giá dao động khoảng trên dưới 1,5 triệu. Tuy nhiên, màn hình linh kiện lại có giá chỉ khoảng 500 - 600 nghìn, độ hiển thị vẫn khá và có thể sử dụng được chức năng 3D touch như trên màn hình zin của Apple. 

Nhưng với những món linh kiện nhỏ như pin, loa, vỏ, cụm sạc,... thì hàng linh kiện có vẻ chiếm ưu thế hơn. Số lượng nhiều, giá rẻ, chất lượng cũng ổn định và chấp nhận được.

Loại này cũng chia ra làm 2 - 3 loại theo cấp độ, mỗi cấp độ gia công sẽ có giá khác nhau tùy theo chất lượng đi kèm với mức giá. Giá trị của hàng này cực kì rẻ chỉ khoảng vài chục nghìn hay vài trăm tùy theo mặt hàng.

Ví dụ như một cụm chân sạc của iPhone 5, 5s hay iPhone 6 giá mua chưa đến 100 nghìn và khi cửa hàng thay thế cho khách thì giá chuẩn thường chỉ tầm 200 - 300 nghìn.

Trang Vũ (tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news