Tin mới

Bí ẩn lô thiết bị y tế "đắp chiếu" 6 năm ở Bệnh viện Thể thao VN

Thứ hai, 24/11/2014, 20:47 (GMT+7)

Khi thực hiện phóng sự điều tra này, nhóm phóng viên chúng tôi đã tiếp cận được nhiều tư liệu "lạ". Và những "người trong cuộc" hiểu khá rõ ngọn nguồn câu chuyện thiết bị y tế "đắp chiếu" vì nguồn gốc có vấn đề. Thế nhưng, ấn tượng nhất với chúng tôi vẫn là lô thiết bị y tế nằm "đắp chiếu" ở Bệnh viện thể thao Việt Nam từ năm 2008, không tìm ra "chủ nhân".

Khi thực hiện phóng sự điều tra này, nhóm phóng viên chúng tôi đã tiếp cận được nhiều tư liệu "lạ". Và những "người trong cuộc" hiểu khá rõ ngọn nguồn câu chuyện thiết bị y tế "đắp chiếu" vì nguồn gốc có vấn đề. Thế nhưng, ấn tượng nhất với chúng tôi vẫn là lô thiết bị y tế nằm "đắp chiếu" ở Bệnh viện thể thao Việt Nam từ năm 2008, không tìm ra "chủ nhân".

Thiết bị một đằng, Hồ sơ lưu một nẻo

Chuyện không hay đã xảy ra ở Bệnh viện Thể thao Việt Nam (Bộ VH-TT&DL) từ năm 2008, bởi lô thiết bị y tế được cho là mới, được chuyển về bệnh viện đã nằm "đắp chiếu" từ đó đến nay. Ngay từ khi vừa nhận thiết bị, nhiều thiết bị đã cũ có nhãn hiệu khác với nhãn hiệu lưu trong hồ sơ thiết bị do bệnh viện lưu giữ. Đã vậy, nó như "người khuyết tật", nhiều tháng, năm chờ đợi, vẫn là thiết bị thiếu chi tiết. Người am hiểu về thiết bị y tế còn nói rằng: “Chẳng tìm được những thiết bị thay thế thiết bị thiếu của loại này đâu, vì nó không còn sản xuất nữa hoặc đã quá cũ rồi...”.

Bí ẩn lô thiết bị y tế

Đây là lô thiết bị y tế của Bệnh viện Thể thao, không tìm được "chủ nhân".

Câu hỏi đặt ra là, liệu có phải lãnh đạo bệnh viện đã cố tình nhập thiết bị y tế cũ với mác thiết bị mới để hưởng lợi tiền chênh lệch? Nếu có, thì ai sẽ làm sáng tỏ vấn đề này? Nhận được sự giúp đỡ, chúng tôi đã vào được khu để thiết bị y tế này tại bệnh viện. Thiết bị y tế lạ đập vào mắt chúng tôi đó là một máy xét nghiệm sinh hóa vẫn được "đắp chiếu" để tránh bụi.

Bên cạnh đó là một quyển sổ ghi chép, dặn dò người quản lý phòng xét nghiệm rằng, cứ 3 tháng phải bật máy lên 1 lần cho máy chạy vài chục phút đến hàng tiếng đồng hồ để tránh tình trạng máy hỏng hẳn. Người quản lý phòng xét nghiệm cũng thừa nhận, chiếc máy này từ khi có mặt tại phòng xét nghiệm, không hề được đưa vào sử dụng.

Quan sát kỹ thì thấy máy có ký hiệu là CELL - DYN 3200 và phát hiện số seri khác với số seri của nhà sản xuất trong hồ sơ lưu ở bệnh viện. Người giúp đỡ chúng tôi mục sở thị những thiết bị y tế cũ nhưng lạ ở Bệnh viện Thể thao Việt Nam không bình luận gì thêm về máy cũng như những phát hiện của chúng tôi. Anh cung cấp rằng, máy xét nghiệm "đắp mùng", chống bụi đó, theo công bố của ban giám đốc bệnh viện, được nhập vào với giá 800 triệu đồng, là thiết bị mới hoàn toàn và do Công ty cổ phần Thương mại và thiết bị y tế Đông Nam Á cung cấp.

Chúng tôi thắc mắc với "người cung cấp thông tin" rằng, sao "nó" - tức máy xét nghiệm - "đắp chiếu" chống bụi từ cuối năm 2008 mà cán bộ bệnh viện không chất vấn, không tìm hiểu xem nó ở đâu ra và sao lại có sự lãng phí như vậy? Người này lắc đầu, mà rằng: "Không máy thì không phải làm; có máy mà không làm được cũng phải chịu chứ sao. Chúng tôi được thông báo là có máy mới về, rất vui nhưng không sử dụng được thì chấp nhận, kêu ai. Ý kiến làm chi cho mệt người, vì "một cây làm chẳng nên non".

Nghe đến đây, chúng tôi choáng, vì qua tìm hiểu ở những chuyên gia về thiết bị y tế, chúng tôi nhận được thông tin "sốc": Thiết bị y tế nhập năm 2008, máy xét nghiệm sinh hóa, giá 800 triệu đồng thì được xếp vào hàng cực "xịn". Vị chuyên gia này còn khẳng định: Tất nhiên, máy cũ "mông" lại thành mới thì không sử dụng được, phải "đắp chiếu" là chuyện bình thường. Còn cái chuyện hướng dẫn 3 tháng bật máy một lần cho đỡ hỏng hẳn cũng rất "khoa học" và là người "am hiểu" về thiết bị y tế.

Bí ẩn lô thiết bị y tế

Thiết bị y tế "khuyết tật" ở Bệnh viện Đa khoa Thường Tín, Hà Nội bị cơ quan chức năng "tuýt còi".

Những cỗ máy "khuyết tật" vì "vô chủ"

Rất khó khăn, chúng tôi mới tiếp xúc được với một thành viên của ban giám đốc bệnh viện. Vị này tiếp đón vì thấy chúng tôi nhiệt tình với công việc, chứ theo vị này, ông không có quyền phát ngôn. Ông nói ở tư cách là biết câu chuyện này: "Trong ban giám đốc cũng nảy ra tranh cãi gay gắt về thiết bị cũ, không đúng chủng loại đã và đang ở bệnh viện với "vai trò" của thiết bị mới. Từ năm 2008 đến nay, bệnh viện liên tục trong tình trạng đi đòi giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ của các thiết bị y tế thiếu chi tiết, "râu ông nọ cắm cằm bà kia" của các đơn vị cung cấp. Thế nhưng, bệnh viện luôn ở trong tình trạng bị động. Bị đơn vị cung cấp hứa hẹn, rồi "bỏ bom" luôn”.

Vậy, những lô thiết bị y tế trên vào bệnh viện có qua đấu thầu hay không? Vị này cho biết, ông không được biết việc đó. Chỉ biết, đơn vị cung cấp máy xét nghiệm sinh hóa "đắp chiếu" chống bụi từ năm 2008 là Công ty cổ phần Thương mại và Thiết bị y tế Đông Nam Á.

Theo tài liệu, Công ty cổ phần Thương mại và Thiết bị y tế Đông Nam Á và công ty T.H. (đã được đổi tên) trúng gói thầu cung cấp và lắp đặt 55 chủng loại thiết bị y tế ở Bệnh viện Thể thao Việt Nam giai đoạn 2008 - 2010, kinh phí là 17,36 tỉ đồng. Công ty T.H. chịu trách nhiệm cung cấp, lắp đặt 48 chủng loại thiết bị, trị giá hơn 7 tỉ đồng. Công ty cổ phần Thương mại và Thiết bị y tế Đông Nam Á chịu trách nhiệm cung cấp và lắp đặt 7 chủng loại thiết bị y tế, trị giá 9,3 tỉ đồng. Công ty T.H. đã thực hiện và quyết toán xong hợp đồng. Công ty cổ phần Thương mại và Thiết bị y tế Đông Nam Á thì chưa.

Sau vài năm nhận ứng trước tiền của bệnh viện, công ty này mới chuyển được 3 chủng loại thiết bị y tế nhưng có hai chủng loại thiếu nhiều chi tiết, chưa thể lắp đặt được thành thiết bị để hoạt động. Còn một chủng loại đã lắp đặt thành máy là máy xét nghiệm sinh hóa như chúng tôi đã nêu ở trên thì lại là nhãn hiệu ở máy khác và trên giấy tờ lưu khác. Những chủng loại thiết bị y tế bị khuyết tật đó là máy nội soi thiếu 14 chi tiết và thiếu CO, CQ (tức là giấy chứng nhận xuất xứ, chất lượng của thiết bị) bản gốc. Máy chụp và cắt lớp vi tính 6 xoắn ốc thiếu phần xử lý hình ảnh có bản quyền và CO, CQ bản gốc. Máy nén khí cho máy thở, máy tạo ô-xy từ khí trời, ghế khám chưa nha khoa đều thiếu CO, CQ bản gốc...

Vì thiếu chi tiết, thiếu nhiều thứ nên các loại thiết bị trên vẫn nằm "đắp chiếu" tại bệnh viện, không thể đưa vào sử dụng được.

Vị đại diện ban lãnh đạo bệnh viện cung cấp thông tin: Đúng là bệnh viện đã nhiều lần trao đổi với đơn vị cung cấp thiết bị này để lấy hướng dẫn hoạt động của thiết bị. Thế nhưng, công ty này cũng không có và cho địa chỉ đơn vị sản xuất để bệnh viện liên lạc trực tiếp, nhờ đơn vị sản xuất hướng dẫn cách sử dụng. Dù đã gửi thư nhiều lần đến hãng cung cấp máy ở nước ngoài - địa chỉ do Công ty cổ phần Thương mại và Thiết bị y tế Đông Nam Á cung cấp - để xác minh thông tin, xin hướng dẫn, nhưng câu trả lời của nhà sản xuất là phủ nhận không sản xuất các mã sản phẩm như máy của bệnh viện hiện có.

Có dấu hiệu tiêu cực

Bệnh viện Thể thao Việt Nam đang ở bên bờ cái gọi là "mất cả chì lẫn chài" với lô thiết bị y tế "lạ" nói trên. Theo hồ sơ, bệnh viện đã tạm ứng 90% giá trị hợp đồng cho Công ty cổ phần Thương mại và Thiết bị y tế Đông Nam Á. Sau nhiều lần trao đổi với công ty, bệnh viện yêu cầu công ty phải hoàn thiện chứng từ gốc để quyết toán. Thế là kịch tính xảy ra, công ty đã chuyển địa điểm, bệnh viện không thể liên lạc được.

Vấn đề đặt ra là vì sao chưa thể xác minh "tư cách" của đối tác cung cấp thiết bị có chuẩn hay không mà bệnh viện đã vội vàng tạm ứng trước 90% số tiền hợp đồng như vậy? Liệu đây có phải là dấu hiệu tiêu cực. Cán bộ bệnh viện và dư luận lại càng có cớ để nghi ngờ chuyện tiêu cực vì hiện nay bệnh viện không liên lạc được với công ty Đông Nam Á. Kiểm tra qua các loại nguồn thông tin, chúng tôi phát hiện, công ty này đăng ký hai địa chỉ khác nhau nhưng khi PV tìm đến hai địa chỉ trên thì đều không tìm thấy dấu tích.

Ngân Giang

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news