Tin mới

Án mạng dưới tháp Hồ Ly: Bí ẩn 81 năm không lời giải và huyền thoại rợn người về tòa tháp nổi tiếng Bắc Kinh

Thứ sáu, 07/09/2018, 10:17 (GMT+7)

Một cô gái trẻ người Anh nhưng lại bị cưỡng bức và sát hại một cách dã man ngay giữa trung tâm Bắc Kinh, đó là một sự kiện chấn động gây hoang mang dư luận. Đáng tiếc, mặc cho nhiều nỗ lực điều tra của bố nạn nhân, vụ án cho đến nay vẫn chưa có được lời giải đáp xứng đáng.

Một cô gái trẻ người Anh nhưng lại bị cưỡng bức và sát hại một cách dã man ngay giữa trung tâm Bắc Kinh, đó là một sự kiện chấn động gây hoang mang dư luận. Đáng tiếc, mặc cho nhiều nỗ lực điều tra của bố nạn nhân, vụ án cho đến nay vẫn chưa có được lời giải đáp xứng đáng.

Buổi sớm đầu tháng 1 lạnh giá năm 1937, một người đàn ông lớn tuổi đi ngang con kênh nhỏ dưới chân tháp Hồ Ly (ngày nay được gọi là Đông Tiện Môn) thì phát hiện lũ chó hoang cứ xúm lại đánh hơi thứ gì đó.

Tò mò đến kiểm tra, ông kinh hoàng nhận thấy đó là thi thể của một cô gái trẻ.

Nạn nhân đã bị tấn công rất dã man, khuôn mặt bị đâm nhiều nhát, cơ thể có nhiều vết cắt và rùng rợn nhất là lồng ngực đã bị mổ tung.

Án mạng dưới tháp Hồ Ly: Bí ẩn 81 năm không lời giải và huyền thoại rợn người về tòa tháp nổi tiếng Bắc Kinh - Ảnh 1.

Vụ sát hại dã man của cô gái trẻ khiến Bắc Kinh dậy sóng.

Người đàn ông vội vàng đến báo tin cho cảnh sát và ngay lập tức, Thượng tá Han - thám tử điều tra người Trung Quốc cùng với Ủy viên Công sứ quán Anh Thomas đã có mặt tại hiện trường để điều tra và khám nghiệm.

Nguyên nhân tử vong ban đầu của nạn nhân có thể là do bị hung thủ dùng vật cứng đánh nhiều phát vào đầu. Thi thể của cô gái bán khỏa thân có rất nhiều vết thương từ mặt cho đến chân do bị dao đâm.

Nạn nhân cũng từng bị xâm hại tình dục trước khi qua đời. Tuy nhiên, điều khiến cho nhiều người sợ hãi chính là lồng ngực của nạn nhân bị mổ tung, quả tim biến mất, một số cơ quan nội tạng cũng không còn.

Kỳ lạ hơn là tại hiện trường không có dấu máu, chứng tỏ cô gái trước đó đã bị hung thủ rút hết máu rồi mới chuyển đến đây.

Chiếc đồng hồ kim cương đắt tiền của người quá cố được vứt ngay cạnh bên. Kim đồng hồ vừa quá nửa đêm thì dừng lại, đây có khả năng là lúc cô gái bị hung thủ sát hại.

Án mạng dưới tháp Hồ Ly: Bí ẩn 81 năm không lời giải và huyền thoại rợn người về tòa tháp nổi tiếng Bắc Kinh - Ảnh 2.

Tấm hình cuối cùng Pamela Werner chụp chỉ vài ngày trước khi cô bị sát hại.

Vụ giết người với nhiều chi tiết dã man khiến cho công chúng vô cùng sợ hãi. Danh tính của nạn nhân sau đó cũng đã được tìm ra.

Đó là cô gái trẻ chỉ mới 17 xuân xanh tên Pamela Werner, là con gái nuôi của Edward Werner, Lãnh sự Anh tại Bắc Kinh, Trung Quốc.

Pamela được Edward nhận nuôi từ một trại mồ côi tại Bắc Kinh vì vợ ông, Gladys Nina, không thể có con.

Khi Pamela chỉ mới 5 tuổi, Gladys đã sớm qua đời, để lại một mình Edward, khi ấy 49 tuổi, một mình gà trống nuôi con. Edward rất thương yêu, chiều chuộng và xem con gái như một món báu vật của mình.

Pamela lớn lên trong xã hội thượng lưu, giàu có, trở thành một cô gái độc lập, có tư tưởng tiến bộ, cùng với vẻ ngoài xinh đẹp rạng rỡ khiến ai cũng ngưỡng mộ.

Vào hôm xảy ra , Pamela đã cùng với hai người bạn gái đi trượt băng. Đến 7 giờ tối, các cô gái chia tay nhau về nhà.

Trời lúc ấy đã rất tối và lạnh lẽo, hai người bạn hỏi Pamela rằng cô không sợ đi về nhà một mình hay sao.

Đáp lại, Pamela mỉm cười tự tin nói: "Bắc Kinh là thành phố an toàn nhất thế giới này cơ mà!". Đó là nụ cười cuối cùng mà người ta có thể nhìn thấy trên gương mặt của Pamela xinh đẹp bởi chỉ vài tiếng sau đó, cô đã bị sát hại.

Một cái chết dã man, tàn bạo không thể ngờ.

Án mạng dưới tháp Hồ Ly: Bí ẩn 81 năm không lời giải và huyền thoại rợn người về tòa tháp nổi tiếng Bắc Kinh - Ảnh 3.

Pamela (thứ 2, từ trái sang) cùng bạn học chụp vào năm 1936.

Ban đầu, cảnh sát nghi ngờ chính Edward là hung thủ giết chết con gái mình bởi theo lời miêu tả của mọi người, ông ta là một người cực kỳ nóng tính. Đã có lần Edward nổi giận đấm vỡ mũi của một kẻ theo đuổi Pamela.

Liệu rằng ông ta vì một chút nóng nảy mà gây ra chuyện động trời như thế này hay không? Tuy vậy sau khi điều tra, cảnh sát không phát hiện bất cứ manh mối, dấu máu hay điều gì khuất tất ở Edward, nghi vấn này đã được hóa giải.

Thượng tá Han cũng chất vấn một phu xe do chiếc xe kéo của ông ta bị phát hiện dính đầy máu. Sau đó Han lại cho biết dấu máu này xác định là từ một người lính hải quân Mỹ bị thương khi chiến đấu, phu xe được thả ra.

Một người đàn ông quốc tịch Canada tên Pinfold cũng bị đưa vào diện tình nghi sau khi chủ nhà phát hiện trong phòng ông ta có chiếc khăn tay và một con dao găm dính đầy máu.

Cáo buộc này nhanh chóng bị xóa bỏ khi cảnh sát biết Pinfold là bạn đi săn của một nha sĩ người Mỹ nổi tiếng được mọi người kính trọng hết mực, Wentworth Prentice.

Án mạng dưới tháp Hồ Ly: Bí ẩn 81 năm không lời giải và huyền thoại rợn người về tòa tháp nổi tiếng Bắc Kinh - Ảnh 4.

Vợ chồng lãnh sự Anh tại Bắc Kinh, Edward Werner và Gladys trong ngày cưới vào năm 1911.

Điều đáng nói là con người thật sự của Prentice, không một ai có thể tin nổi. Vợ con của hắn đã quay trở về Mỹ hơn 5 năm trước nên hắn sống và làm việc ở Bắc Kinh một mình.

Có tin tức nói rằng hắn và các bạn thường xuyên tổ chức các bữa tiệc thâu đêm suốt sáng và thuê gái mại dâm hoặc dụ dỗ các cô gái trẻ đến nhảy thoát y ngay tại biệt thự của hắn.

Một mặt Prentice khẳng định với cảnh sát chưa từng biết đến Pamela, cũng chưa từng gặp mặt nạn nhân nhưng Edward cho biết, Prentice từng chữa răng cho con gái ông và ngay từ lần đầu nhìn thấy Pamela xinh đẹp mỹ miều, Prentice đã gần như bị hút hồn, mê đắm không thể rời mắt. Prentice cũng nói rằng vào hôm Pamela bị giết, hắn ta đang đi xem phim nên không thể là hung thủ được.

Chi tiết này sau đó được Edward phát hiện là lời nói dối bởi đêm 8/1, không có một bộ phim nào được trình chiếu.

Trong khi Edward luôn bị ám ảnh bởi cái chết của Pamela và nỗ lực tìm kiếm, tự mình điều tra thì trái ngược lại, lực lượng cảnh sát và chính quyền tại Bắc Kinh lúc bấy giờ chỉ "bình chân như vại", không mấy mặn mà tham gia giải quyết.

Án mạng dưới tháp Hồ Ly: Bí ẩn 81 năm không lời giải và huyền thoại rợn người về tòa tháp nổi tiếng Bắc Kinh - Ảnh 5.

Tháp Hồ Ly vốn đã được người dân đồn đại với nhiều câu chuyện rùng rợn.

Edward một mực khẳng định hung thủ giết chết Pamela chỉ có thể là một người châu Âu, một kẻ đủ giàu để không lấy đi chiếc đồng hồ kim cương giá trị của cô gái.

Edward còn đưa ra số tiền thưởng lớn cho bất cứ ai tìm ra được manh mối giúp ông vạch trần tên hung thủ.

Đáng tiếc điều này lại trái với mong muốn của chính quyền lúc bấy giờ. Họ khẳng định hung thủ phải là một gã dân đen người Trung Quốc, nghèo đến mức không đủ tiền mướn gái mại dâm nên đã nảy sinh ham muốn thực hiện tội ác.

Đến tháng 6 năm 1937, khi quân Nhật tiến vào Bắc Kinh, vụ án này sau đó đã bị bỏ lửng, không một ai quan tâm nữa.

Sau đó dù cho rất nhiều lần Edward gửi đơn yêu cầu lên chính phủ Anh và nhà nước Trung Quốc đòi mở lại vụ án để điều tra nhưng lần nào cũng bị bác bỏ.

Cùng với sự quyết tâm cao độ, Edward không tiếc tiền của, tự thuê thám tử và tiếp tục cuộc điều tra của riêng mình.

Theo đó, ông được một ả gái mại dâm tên Marie kể lại, vào hôm xảy ra vụ án, ả ta đã nhìn thấy một cô gái trẻ tóc vàng đi cùng 3 người đàn ông vào nhà thổ nơi Marie làm việc.

Trong số 3 người đàn ông đó, Marie nhận ra Prentice vì ả từng được thuê đến biệt thự của hắn ta nhảy thoát y. Một lúc sau, Marie bất ngờ nghe thấy những tiếng la hét thất thanh của cô gái. Marie khẳng định chính Prentice đã giết chết Pamela chứ không ai khác.

Án mạng dưới tháp Hồ Ly: Bí ẩn 81 năm không lời giải và huyền thoại rợn người về tòa tháp nổi tiếng Bắc Kinh - Ảnh 6.

Người phu xe cho biết ông từng chở một nhóm đàn ông, bế theo một cô gái bị che mặt đến tháp Hồ Ly.

Edward lại tìm đến người phu xe có chiếc xe kéo dính máu. Ông ta nói đã khai hết toàn bộ sự thật cho Thượng tá Han, rằng đêm đó ông ta cũng thấy cô gái tóc vàng đi cùng Prentice và đồng bọn.

Một lúc sau, Prentice đã bế cô gái đã bị che mặt và toàn thân dính máu, yêu cầu người phu xe kéo đến dưới chân tháp Hồ Ly. Nhóm đàn ông đã trả tiền cho phu xe đồng thời dùng dao đe dọa nếu ông dám tiết lộ nửa lời.

Không hiểu vì lý do nào mà Thượng tá Han lại nói rằng dấu máu trên xe là của một người lính bị thương? Phải chăng chính ông ta đã nhận tiền của tên hung thủ hay nói chính xác hơn là nhận tiền của Prentice để nói dối che đậy sự thật?

Sau khi xâu chuỗi toàn bộ sự việc, Edward có thể mường tượng ra được toàn bộ quá trình khi con gái Pamela bị sát hại. Chính vì tên Prentice đã có ý đồ với Pamela từ trước nên hắn đã sắp xếp tất cả mọi chuyện hòng chiếm được cô gái.

Đêm đó hắn mời Pamela đi dự tiệc. Vì Prentice là một nha sĩ có tiếng, Pamela không hề có chút nghi ngờ nào nên đã đồng ý tham gia.

Án mạng dưới tháp Hồ Ly: Bí ẩn 81 năm không lời giải và huyền thoại rợn người về tòa tháp nổi tiếng Bắc Kinh - Ảnh 7.

Ai cũng cho rằng nha sĩ Prentice là một người đáng tin cậy nhưng sự thật về hắn thì dường như không phải thế.

Trong buổi tiệc đó, Prentice và đồng bọn nhìn thấy Pamela trong tình trạng ngà ngà say đã đề nghị dắt cô gái qua một buổi tiệc khác chơi.

Không ngờ bọn chúng đưa thẳng nạn nhân đến nhà thổ và hiện nguyên hình là những tên yêu râu xanh kinh tởm. Vì Pamela nhất mực cự tuyệt, 3 tên hung thủ, bao gồm Prentice đã nổi giận, dùng dao sát hại nạn nhân dã man sau đó vứt xác dưới chân tháp Hồ Ly.

Cho đến nay, cái chết tức tưởi của Pamela mãi mãi là một điều bí ẩn vì không một ai xác nhận được câu chuyện mà Edward đưa ra. Tên Prentice đến năm 1947 thì qua đời, ông Edward cũng không còn tiếp tục theo đuổi tìm sự thật được nữa.

Năm 1951, ông Edward quay trở về Anh và cũng qua đời 3 năm sau đó, trong lòng vẫn nặng trĩu một nỗi buồn đau, căm phẫn về cái chết của con gái Pamela. Mộ của bà Gladys và Pamela hiện vẫn nằm trong một khu nghĩa trang tại Bắc Kinh.

Án mạng dưới tháp Hồ Ly: Bí ẩn 81 năm không lời giải và huyền thoại rợn người về tòa tháp nổi tiếng Bắc Kinh - Ảnh 8.

Tháp Đông Tiện Môn ngày nay trở này một nơi tham quan nổi tiếng.

Được xây dựng vào năm 1439, tháp Hồ Ly trong mắt người dân là một nơi chứa đựng nhiều câu chuyện rùng rợn.

Người ta tin rằng nơi đây đã bị trấn giữ bởi linh hồn tàn ác của hồ ly. Bên trong tháp là nơi sinh sống của hàng nghìn con dơi, xung quanh tháp toàn chó hoang hung dữ và đói khát.

Đến năm 1937, sau khi thi thể không toàn vẹn của Pamela được phát hiện, tháp Hồ Ly càng thêm tai tiếng khiến người dân sợ hãi, không ai muốn bén mảng đến gần.

Tòa tháp Hồ Ly sau này được đổi tên thành Đông Tiện Môn, giờ đây là một trong những địa điểm tham quan khá nổi tiếng với phòng triển lãm nghệ thuật Hồng Môn chứa đựng nhiều tư liệu và hình ảnh lịch sử.

Án mạng dưới tháp Hồ Ly: Bí ẩn 81 năm không lời giải và huyền thoại rợn người về tòa tháp nổi tiếng Bắc Kinh - Ảnh 9.
 

Năm 2010, tác giả Paul French đã cho ra mắt tác phẩm tiểu thuyết kèm bản thu âm Đêm Muộn Ở Bắc Kinh. Theo đó thính giả sẽ từng bước đồng hành cũng băng ghi âm đi qua từng con phố, từng địa điểm ở Bắc Kinh mà cô gái Pamela đã đi qua vào đêm định mệnh cuối cùng.

Đến năm 2017, cựu nhân viên cảnh sát, G.D. Sheppard, cũng cho ra mắt cuốn sách Sự Sống Và Cái Chết Ở Bắc Kinh Cũ: Vụ Mưu Sát Pamela Werner, cùng với một số tư liệu và giả thiết mới về cái chết của cô gái trẻ từng làm cho Bắc Kinh dậy sóng.

Đinh Hương (Nguồn: CNN, Dailymail)

Theo Helino/Trí thức trẻ

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news